Trang trí nội thất cho ngôi nhà bằng gỗ
công nghiệp đang trở thành một trào lưu hiện
nay. Tuy nhiên, không ít người biết trong gỗ công nghiệp
có chất Formaldehyde, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Tham
khảo thông tin vô cùng quan trọng dưới đây để có những những kiến thức bổ ích
khi lựa chọn nội thất gỗ công nghiệp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả gia
đình.
1. Gỗ tiêu chuẩn
đảm bảo an toàn sức khỏe
Trên
thị trường nội thất gỗ hiện nay, nhiều cửa hàng kinh doanh gỗ bày bán rất nhiều sản phẩm
gỗ công nghiệp kém chất lượng, chứa hàm lượng Formaldehyde
cao, tiềm ẩn
nguy cơ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Điều
này dễ nhận biết khi tủ áo, tủ bếp… có
mùi hăng, ngái rất khó chịu và có thể xuất hiện hiện tượng nấm mốc.
Sớ gỗ công nghiệp |
Có
một thực tế mà ít ai biết rằng, so với tiêu chuẩn gỗ
E2, E3 lượng Formaldehyde vượt gấp 6 đến 12 lần so với
tiêu chuẩn gỗ E1. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe người sử dụng, đặc biệt với trẻ em và phụ nữ mang thai. Do đó, để sở hữu
không gian sống xanh, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, tiêu chí đầu tiên nên
xem xét đó chính là vật liệu tiêu chuẩn với cốt MDF chống ẩm đạt chuẩn E1 châu
Âu.
Tủ bếp được làm bằng gỗ công nghiệp |
2. Công nghệ dán
cạnh gỗ quyết định độ bền sản phẩm
Bất
kỳ gia đình nào khi bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để thiết kế, mua sắm nội thất,
tân trang nhà cửa đều mong muốn sản phẩm đó không chỉ đẹp, giàu tính thẩm mỹ mà
còn bền, chắc. Tuy nhiên, không ít gia đình đã gặp phiền toái với hiện tượng nội
thất gỗ công nghiệp sau một thời gian sử dụng bị bong tróc chỉ dán cạnh, nhất
là các sản phẩm sử dụng trong môi trường có độ ẩm và nhiệt độ cao như nhà
bếp.
Gỗ công nghiệp được dán chỉ cạnh |
Điều
này xảy ra do năng lực cũng như công nghệ sản
xuất của doanh nghiệp khi vẫn sử dụng loại keo dán cạnh truyền thống trong dây
chuyền sản xuất.
Tình
trạng này được khắc phục triệt để ở các sản phẩm nội thất sử dụng công nghệ dán
cạnh gỗ mới bằng keo chống thấm nước PUR. Đây là công nghệ đã và đang được áp dụng
cho thị trường sản xuất nội thất tại Mỹ và châu Âu như một tiêu chí bắt buộc.
Ở
Việt Nam, do những rào cản về chi phí nên công nghệ này mới chỉ được áp dụng ở
một số ít doanh nghiệp sản xuất nội thất uy tín và chuyên nghiệp.
Author: Minh Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét